Menu

Truyền thuyết về tháp bà Ponagar Nha Trang

thap ba ponagar 1 ava

Truyền thuyết về tháp bà Ponagar Nha Trang

TRUYỀN THUYẾT VỀ THÁP BÀ PONAGAR NHA TRANG

Tổng quan về Tháp bà Ponagar Nha Trang

Yang Po Inư Nagar hay Yang Pô Ana Gar (Inư, Ana trong tiếng Chăm, Eđê, Jarai có nghĩa là giống Cái) (tên đầy đủ là Po Inư Nagar, hay còn gọi là Po ANagar) là ngôi đền Chăm Pa nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 10-12 mét so với mực nước biển, ở cửa sông Cái (sông Nha Trang) tại Nha Trang, cách trung tâm thành phố khoảng 2 km về phía bắc, nay thuộc phường Vĩnh Phước. Tên gọi “Tháp Po Nagar” được dùng để chỉ chung cả công trình kiến trúc này, nhưng thực ra nó là tên của ngọn tháp lớn nhất cao khoảng 23 mét. Ngôi đền này được xây dựng trong thời kỳ đạo Hindu (Ấn Độ giáo) đang cường thịnh khi Chăm Pa trong giai đoạn có tên gọi là Hoàn Vương quốc, vì thế tượng nữ thần có hình dạng của Uma, vợ của Shiva.

thap ba ponagar 1

Truyền thuyết của người Chăm lý giải cái tên tháp bà

Nhiều người sẽ thắc mắc vì sao Tháp Ponagar mang tên tháp bà chứ không phải tháp ông? Câu chuyện bắt đầu từ Nữ Vương Po Ina Nagar.

Nữ vương Po Ina Nagar (còn gọi là Yang Pô Nagara, Po Ana gar (ana trong tiếng Chăm Eđê, Jrai là giống Cái) hay Bà Đen mà người Việt gọi là Thiên Y Thánh Mẫu Ana) là vị nữ thần được tạo nên bởi áng mây trời và bọt biển, người tạo dựng ra Trái Đất, sản sinh gỗ quý, cây cối và lúa gạo. Bà có 97 chồng, trong đó chỉ một mình Po Yan Amo là người có uy quyền và được tôn trọng hơn cả. Bà có 38 người con gái, tất cả đều hóa thân thành nữ thần, trong đó có ba người được người Chăm chọn làm thần bảo vệ đất đai và còn thờ phụng cho tới ngày nay: Po Nagar Dara – nữ thần Kauthara (Khánh Hòa); Po Rarai Anaih – nữ thần Panduranga (Ninh Thuận) và Po Bia Tikuk – nữ thần Manthit (Phan Thiết).

Tương truyền, tượng bà Thiên Y Thánh Mẫu Ana theo tín ngưỡng phồn thực của người Chăm, không có quần áo. Po Nagar hiện nay được người Việt Nam sử dụng, nhưng đã cho nữ thần ăn mặc theo kiểu Phật. Ngôi đền này cũng nổi tiếng đối với các du khách.

thap ba ponagar 2

Đánh giá về danh thắng Tháp Bà Ponagar Nha Trang

Từ trung tâm thành phố, men theo đường biển Trần Phú, đi thẳng qua cầu. Vừa xuống gặp đèn đỏ thì rẽ trái, tiếp tục men theo đường ven sông đi thẳng, bạn sẽ tới di tích tháp bà Ponagar.

Vé vào cổng từ 20.000 đồng/vé, vé gửi xe là 5.000 đồng/lượt. Sau khi gởi xe xong, bạn vòng ra phía cổng chính, ngay mặt đường để qua cổng soát vé. Từ đây, bạn vô tư đi thăm thú khuôn viên tháp bà.

Tháp bà Ponagar nằm trên một địa thế đẹp cả hơn thánh địa Mỹ Sơn ở Quảng Nam. Trong khi thánh địa Mỹ Sơn chỉ có núi thì Tháp bà ngự trên một đỉnh đồi cao, xung quanh có biển, xa xa có núi. Một vị trí đắc địa mà người xưa đã kỳ công xây dựng.

Băng qua 4 hàng cột hình bát giác, leo lên vài chục bậc thang để thấy cả một quần thể tháp chăm đồ sộ, gần như nguyên vẹn sau bao thăng trầm của lịch sử. Chúng đứng vững ở đó như chứng nhân cho mọi sự đổi thay của nhân tình thế thái. Đứng ở điểm cao nhất của tháp bà, nhìn xa về thành Phố Nha Trang đẹp tuyệt, mây bay, khói tỏa, từng đoàn người nối đuôi đi qua nhau trong những buổi sớm mai bình yên đến lạ thường.

Du khách đến đây có thể thay trang phục của người chăm để vào điện thờ cúng bái. Sau đó, đi loanh quanh khu di tích để chụp ảnh. Thường đến giữa trưa sẽ có biểu diễn văn hóa múa dân gian chăm ngay phía sau đền chính. Mất tầm 1 tiếng để tham quan hết di tích tháp bà. Từ đây, bạn ghé tiếp đến danh thắng Hòn Chồng là gần nhất.

thap ba ponagar 3

Trích dẫn wikipedia Việt Nam

KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH CÓ CHUYẾN ĐI CHƠI VUI VẺ

Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Vịnh Nha Trang
Add: 154 Trần Quý Cáp – TP. Nha Trang – T. Khánh Hòa
Tel: (0258) 350 0190 – Phone: 0988 780 727
Email: giavevinpearl@gmail.com

Đặt vé và tour đơn giản với 3 bước sau
  • Bước 1

    Liên hệ mua vé

  • Bước 2

    Giao Vé tận nhà

  • Bước 3

    Thanh toán khi nhận vé